Sau những công bố về tác dụng của dây thìa canh trong điều trị tiểu đường, thảo dược này ngày càng được sử dụng rộng rãi. Không chỉ thế, trong dân gian, ông cha ta còn sử dụng để chữa nhiều bệnh khác. Vậy cây thìa canh là cây gì, có tác dụng gì, cách dùng ra sao? Dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về cây thuốc này cũng như giá bán, địa chỉ mua tốt nhất hiện nay.
Những thông tin về cây dây thìa canh
Cây thìa canh được phát hiện đầu tiên tại nước Ấn Độ từ hơn 2000 năm về trước và hiện nay đã di thực ra nhiều nước khác nhau trên thế giới.
- Tên dược liệu: Dây thìa canh
- Các tên gọi khác: Dây muôi, Lõa ti rừng
- Danh pháp khoa học: Gymnema Sylvestre
- Thuộc chi Lõa ti – Gymnema, họ Apocynaceae
Đặc điểm và hình ảnh cây dây thìa canh
Với nhiều người, dây thìa canh không phải là loại thực vật quen thuộc. Để nhận biết cây thảo dược, bạn có thể dựa vào những đặc điểm thực vật đặc trưng.
- Thân leo dài, cao khoảng 6 – 10m, có các lóng dài khoảng 8 – 12cm, đường kính 3mm. Thân non màu xanh có lông mịn, lúc già có màu nâu, có lỗ bì đường kính khoảng 0.5 – 1mm. Đặc biệt toàn thân cây có chứa nhựa mủ màu trắng.
- Lá cây mọc đối, cuống lá dài 5 – 8mm, phiến lá có hình bầu dục hoặc trứng ngược, đầu lá nhọn, dài 6 – 7cm, rộng 2.5 – 5cm. Trên phiến lá có các gân chính và 4 – 6 cặp gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Lá cây lúc tươi bẻ ra có mủ trắng hơi vàng, lúc khô bị nhăn lại.
- Cây nở hoa vào tháng 7 hàng năm, bông hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim hình tán mọc ở nách lá. Bông hoa dài khoảng 8mm, rộng 12 – 25mm, có đài phủ lông mịn, tràng hoa không lông, tràng phụ có 5 răng.
- Quả đậu vào tháng 8, dạng quả đại, dài 5.5cm và rộng ở phía dưới, bên trong có hạt hình dẹt có lông mao dài 3cm.
Tại sao lại gọi là dây thìa canh? Thứ nhất bởi thảo dược là cây thân leo mình dây, thứ hai bởi quả chín rụng xuống và tách thành đôi, hình dáng rất giống cây thìa hay nhiều phương gọi là cây muôi.
Nguồn gốc và phân bổ địa lý dây thìa canh
Cây thìa canh có nguồn gốc từ nước Ấn Độ, theo một số tài liệu thì thảo dược đã được phát hiện và sử dụng từ hơn 2000 năm trước. Trong tiếng Ấn, cây thuốc có tên gọi là Gumar, phát triển mạnh nhất ở thung lũng Paltacot ở miền Trung Nam nước Ấn.
Ngoài ra, trên thế giới, cây còn được phát hiện ở một số nước khác như Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản.
Tại nước ta, người đầu tiên phát hiện ra loại thực vật này là TS Trần Văn Ơn – Trưởng bộ môn Thực vật của đại học Dược Hà Nội. Thảo dược được tìm thấy ở một số tỉnh ở miền Bắc nước ta như Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá, Hưng Yên, Ninh Bình,…
Thời gian trước đây, người dân chủ yếu thu hoạch dây thìa canh mọc hoang trong tự nhiên, tại ven rừng, đồi trọc,… Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng tăng vọt khiến sản lượng thảo dược trong thiên nhiên ngày càng khan hiếm.
Chính vì thế, hiện nay, tại Nam Định và Thái Nguyên, người dân đã chủ động quy hoạch, trồng thành vùng dược liệu để thu hoạch theo quy mô lớn.
Thu hái và bào chế dược liệu dây thìa canh
Cây thìa canh là thực vật có sức sinh trưởng mạnh mẽ, dây vươn dài, lá xanh tốt quanh năm. Khác với phần lớn các thảo dược khác, cây thuốc này có thể thu hái quanh năm mà không cần chờ mùa vụ.
Để sử dụng làm thuốc, người ta thu hoạch toàn bộ cây gồm thân dây, lá, hoa và quả, có thể dùng dạng tươi hoặc khô đều có hiệu quả như nhau.
- Dùng tươi: Sau khi thu hoạch dây thìa canh, rửa sạch sẽ và sử dụng ngay.
- Dùng khô: Thu hái cây thuốc, rửa sạch sẽ sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô và bảo quản dùng dần.
- Cao dây thìa canh: Thu hái số lượng lớn dược liệu, chặt nhỏ, đun cô đặc lại thành dạng cao lỏng hoặc cao đặc để sử dụng dần.
Dược liệu cần được bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc hay mối mọt tấn công.
Dược liệu dây thìa canh có tác dụng gì với con người?
Tại Việt Nam, ông cha ta đã sớm phát hiện và đưa cây thuốc vào danh sách thuốc dân tộc quý chữa bệnh. Theo Y học cổ truyền, cây thuốc có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, sinh cơ, chủ trị chứng phong thấp, tê bì, tiêu khát.
Trong y học hiện đại cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của dược liệu này.
Theo đó, cây thuốc có thành phần hoá học chính là hoạt chất GS4 (Gymnema Sylvestre kiềm hoá lần 4), trong đó gồm tổ hợp acid gymnemic (hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid), flavonoid, anthraquinone, pentatriacontane, hentriacontane, phytin, acid tartaric, acid formic, acid butyric, alcaloid, peptide guarin,…
Các nghiên cứu cũng nhận định rằng, cây thìa canh có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người.
Dây thìa canh chữa tiểu đường an toàn và hiệu quả
Đây là công dụng nổi bật nhất của cây thuốc, có thể nói, đây là dược liệu quý cho bệnh nhân tiểu đường.
Theo nghiên cứu, dây thìa canh có tác dụng với bệnh tiểu đường là do các thành phần quý trong dược liệu.
- Acid gymnemic kích thích sản sinh tế bào beta ở tuyến tụy, tăng sản xuất insulin, tăng hoạt lực của insulin, giúp cân bằng đường huyết tự nhiên.
- Giảm quá trình hấp thụ đường glucose từ ruột vào máu, ức chế gan tạo mới glucose, đồng thời kích thích enzyme tiêu thụ đường tại mô cơ, giúp giảm đường huyết hiệu quả.
- Suy giảm hoạt tính của enzyme tạo mới đường glucose, đảo ngược quá trình biến đổi trong gan ở giai đoạn tăng đường huyết, giảm sinh đường mới ở gan và tăng men sử dụng đường ở các mô và cơ. Nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giữ chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn.
Các thử nghiệm cũng cho thấy, chỉ sau từ 3 – 6 tháng sử dụng đã có hiệu quả tích cực, chỉ số đường huyết trung bình đều giảm, duy trì ngưỡng an toàn trong thời gian dài.
Điều đáng chú ý là tác dụng này nếu sử dụng trên người bình thường, chỉ số đường huyết không cao thì không làm giảm đường huyết hay huyết áp rất tuyệt vời.
Cây thìa canh có tác dụng làm mất vị ngọt, đắng
Trong cây thuốc có chứa hoạt chất peptide Gyrmarin, có thể tác động đến tế bào vị giác ở lưỡi khi ăn và nhai lá tươi. Peptide này lấp đầy thụ thể lưỡi, từ đó làm lưỡi không thể hấp thụ được đường glucose. Đồng thời tác động vào vùng dưới đồi, làm mất vị đắng và vị ngọt nhưng lại không ảnh hưởng đến vị chua, chát và cay.
Nhờ đó, dược liệu này có tác dụng làm mất đi vị ngọt, các acid amin, chất ngọt hoá học biến mất.
Tác dụng này chỉ có hiệu quả từ 2 – 3 tiếng và mất đi sau đó bởi chất kháng gurmarin trong huyết tương sản sinh. Đặc biệt, chỉ có cây tươi mới có hiệu quả này, nếu phơi khô hoặc nấu chín tác dụng này biến mất.
Tác dụng giảm cholesterol, hạ lipid trong máu
Thành phần gymnemic có tác động đến chuyển hóa lipid trong máu, đào thải qua phân, giảm nồng độ LDL – cholesterol và triglyceride trong máu, tăng nồng độ HDL – cholesterol, giảm lipid toàn phần.
Nhờ đó, cây thìa canh có tác dụng giảm huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, biến chứng của tiểu đường, ngăn ngừa tai biến mạch máu não rất tốt.
Tác dụng giảm cân của thìa canh
Chính nhờ công dụng giảm cholesterol xấu, đào thải chất béo trung tính, giảm glucose, LDL mà thảo dược này rất tốt cho người thừa cân béo phì.
Kiên trì sử dụng cây thuốc trong thời gian dài sẽ có hiệu quả giảm mỡ thừa, kiểm soát cân nặng, săn chắc cơ thể.
Các tác dụng khác của dây thìa muôi
Ngoài ra, dược liệu còn được sử dụng trong một số bài thuốc khác.
Ở Ấn Độ người dân dùng lá để đắp vết thương do rắn cắn và uống nước sắc trị độc, lá cây dùng để làm thuốc dễ tiêu hoá, tán bột để chống độc.
Người Trung Quốc lại dùng cả cây trừ rễ và quả để làm thuốc chữa tê bại tay chân, phong thấp, chữa viêm mạch máu, chữa trĩ, làm lành vết thương do dao đâm, trúng đạn và điều chế thuốc diệt chấy rận.
Các cách sử dụng dây thìa canh chữa bệnh hiệu quả và an toàn nhất
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc sử dụng cây thìa canh, có thể dùng cây tươi vừa thu hoạch hoặc dược liệu khô. Thậm chí bạn cũng có thể dùng cao dây thìa canh chế biến sẵn để tiện lợi đều được.
Để sử dụng dược liệu an toàn và hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây.
Các bài thuốc dùng dây thìa canh chữa tiểu đường
Để chữa đái tháo đường, bạn có thể sử dụng riêng dược liệu hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. Sau đây là những bài thuốc dân gian hay và hiệu quả nhất.
Bài thuốc 1 – Uống nước sắc dây thìa canh
Đây là một trong những cách đơn giản và tiện lợi nhất, bạn có thể sử dụng cây thuốc tươi hoặc mua dây thìa canh khô bào chế sẵn đều được.
Cách sắc nước thuốc như sau:
- Dùng 4 – 6g dược liệu khô (hoặc dùng cây tươi đem phơi khô), rửa lại sạch sẽ với nước.
- Cho dược liệu vào nồi đất, đổ 1 lít nước vào đun sôi, sắc thêm khoảng 15 – 20 phút.
Chắt lấy nước thuốc, chia thành 3 phần bằng nhau và dùng sau khi ăn 30 phút. Nước thuốc có vị thơm dễ chịu, có thể để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh để uống dần trong ngày.
Bên cạnh đó, để bài thuốc có hiệu quả tốt hơn bạn có thể kết hợp cây thìa canh cùng với cây nở ngày đất để sắc nước uống tương tự như cách trên.
Bài thuốc 2 – Pha trà dây thìa canh
Để sử dụng mỗi ngày, bạn có thể dùng dây thìa canh khô để pha thành trà, vừa tiện lợi vừa có tác dụng chữa bệnh.
Cách pha trà như sau:
- Lấy 10 – 20g dược liệu khô, cho vào bình trà, đổ nước thật sôi vào, tráng qua một lượt và đổ nước lần đầu đi.
- Tiếp tục đổ thêm khoảng 0.8 lít nước sôi vào hãm trà trong khoảng 15 phút là có thể uống được ngay.
Bạn có thể uống nước trà mỗi ngày, tốt nhất nên uống sau khi ăn 30 phút để có hiệu quả tốt nhất
Bài thuốc 3 – Kết hợp với cây xạ đen
Để tăng thêm hiệu quả điều trị và ổn định tiểu đường, nhiều người còn kết hợp dược liệu cùng với cây xạ đen để sắc thuốc.
- Sử dụng 20g cây thìa canh cùng 50g xạ đen, rửa sạch sẽ và để cho ráo nước.
- Cho cả 2 vị thuốc vào ấm, đun cùng 1.5 lít nước, đến khi sôi thì để lửa nhỏ đun tiếp trong khoảng 30 phút.
Chắc lọc nước thuốc để uống mỗi ngày, chia thành nhiều lần, nên uống sau khi ăn no khoảng 20 phút.
Thuốc dây thìa canh giải độc hiệu quả
Từ xa xưa, ông cha ta thường sử dụng cây dược liệu này để giải độc ở vết thương do rắn cắn, hoặc làm lành các vết thương ở trên da.
Với bài thuốc này, bạn cần phải kết hợp cả thuốc đắp và thuốc sắc uống trong.
- Thuốc đắp: Hái vài chiếc lá tươi, rửa sạch sẽ bằng nước muối loãng rồi giã nát, đắp cả bã và nước thuốc lên miệng vết thương cho đến khi khô hẳn.
- Thuốc uống: Sắc 10g dược liệu cùng nước cho đến khi cô đặc lại còn khoảng 100ml thì chia thành 2 phần và uống trong ngày.
Thực hiện kết hợp 2 bài thuốc liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày cho đến khi vết thương lành hẳn.
Ngoài ra, nhiều người còn tán bột dược liệu để giải độc tố và sử dụng dần.
- Thu hái dây thìa canh (lấy toàn bộ trừ rễ và quả), sau đó rửa sạch sẽ, để cho thật ráo nước.
- Thái dược liệu thành từng đoạn nhỏ, đem sao vàng trên bếp cho thật vàng và giòn.
- Tiến hành giã nát dược liệu khô thành bột mịn, bảo quản trong lọ thuỷ tinh kín và dùng dần.
Mỗi lần sử dụng có thể rắc một ít bột thuốc lên vết thương và pha một ít bột với nước để uống hàng ngày.
Cách dùng thuốc dây thìa canh chữa đau nhức xương khớp
Đây là một trong những dược liệu có tác dụng giảm đau nhức ở khớp tay chân, lưng, chữa tê bì tay chân rất tốt.
Bài thuốc này được Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng từ lâu đời với cách làm khá đơn giản chỉ với độc vị dây thìa canh.
- Thu hái phần thân cành và lá cây thuốc (không lấy rễ và quả), rửa sạch sẽ và đem sắc thành nước thuốc để uống hàng ngày.
- Đồng thời, hái một nắm lá cây, thái nhỏ rồi đem sao vàng cho nóng trên bếp. Bọc thuốc vào khăn vải mềm, chườm đắp lên nơi xương khớp đau nhức cho đến khi thuốc nguội hẳn.
Kiên trì sử dụng trong thời gian dài từ 2 – 3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Cây thìa canh chữa bệnh gì hiệu quả – Bệnh trĩ
Với bệnh trĩ, trong dân gian không sử dụng thân cành và lá mà lại dùng rễ cây để sắc nước thuốc.
Cách làm bài thuốc này như sau:
- Đào rễ cây thìa canh, sau đó rửa thật sạch đất cát bám ở rễ, để cho ráo nước và chặt thành từng đoạn nhỏ.
- Sắc nước cùng với rễ cây thu được nước thuốc thì chia thành 3 phần bằng nhau.
- Lấy 2 phần nước thuốc để uống ngay khi còn ấm nóng, phần còn lại đem pha với nước lạnh được cho nguội bớt để xông hơi hậu môn.
Kết hợp uống nước thuốc và xông hơi nhiều ngày liên tục để thấy hiệu quả của bài thuốc, búi trĩ tự động co lại, teo nhỏ, người bệnh không còn thấy đau hay đại tiện ra máu nữa.
Những lưu ý phải biết trước khi sử dụng dây thìa canh
Khi những báo cáo về công dụng chữa tiểu đường của cây thuốc được công bố thì nhiều người bắt đầu đổ xô tìm mua và sử dụng. Thế nhưng, không ít các trường hợp phản hồi lại hiệu quả không như ý muốn, thậm chí chỉ số đường huyết còn tăng? Điều này nguyên nhân do đâu?
Các chuyên gia cảnh báo rằng, việc sử dụng dây thìa canh sai cách sẽ khiến phản tác dụng, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của bài thuốc, trước khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng dược liệu chất lượng: Trong thiên nhiên có tới hơn 3000 loại dây leo có đặc điểm tương tự dây thìa canh, dẫn đến thu hoạch nhầm thực vật không có giá trị chữa bệnh. Hoặc nhiều nơi trà trộn thêm cây cỏ khác, dùng cây thuốc có sử dụng thuốc kích thích. Điều này khiến bài thuốc mất đi hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ không an toàn khi sử dụng. Vấn đề này thường gặp khi mua dược liệu ở nơi không rõ nguồn gốc, không uy tín.
- Sử dụng đúng liều lượng cho phép, không tự ý thêm thắt hay điều chỉnh các thành phần và liều lượng trong bài thuốc. Có trường hợp uống nước dây thìa canh quá đặc và quá nhiều, uống trước khi ăn và nhịn bỏ bữa ăn dẫn đến tụt đường huyết ngất xỉu.
- Khi thu hoạch dây thìa canh tươi có thể kiểm tra bằng cách nhai sống thử một ít lá cây, sau đó nếu dùng đồ ngọt mà không có cảm giác tức là thu hoạch đúng.
- Đối tượng không nên sử dụng gồm phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ, người dưới 16 tuổi và người đang có triệu chứng đại tiện phân lỏng.
- Bên cạnh đó người có cơ địa nhạy cảm, có tiền sử dị ứng với thảo mộc, từng bị dị ứng với động vật, len, nấm mốc,… người đang điều trị bệnh bằng thuốc Tây nên thận trọng khi sử dụng.
- Tác dụng phụ của dây thìa canh có thể gặp khi dùng quá liều: người mệt mỏi, tay chân rung, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc ngất xỉu. Do đó, trước khi dùng phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc.
- Thảo dược có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, cản trở kiểm soát lượng đường trong và sau khi phẫu thuật. Do đó cần ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật 2 tuần để đảm bảo an toàn.
- Tương tác với insulin: Cả thảo dược và insulin đều làm giảm đường huyết, nếu dùng đồng thời có thể làm hạ đường huyết quá thấp. Do đó, nếu đang sử dụng một số thuốc insulin như glimepiride, pioglitazone, rosiglitazone, chlorpropamide, glipizide, tolbutamide,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thêm dây thìa canh.
Dây thìa canh giá bao nhiêu và địa chỉ mua dược liệu chất lượng
Trong tự nhiên, sản lượng dây thìa canh đang giảm dần, nhiều khu vực bắt đầu nuôi trồng dược liệu theo quy mô để thu hoạch làm thuốc.
Hiện nay, bạn có thể mua cây thuốc tại các hiệu thuốc Đông y, đại lý bán dược liệu thậm chí các cửa hàng kinh doanh online.
Trên thị trường hiện nay giá dây thìa canh bao nhiêu tiền 1kg? Giá dược liệu được niêm yết khác nhau ở mỗi cơ sở, nhìn chung dao động từ 150.000 đến 200.000 VNĐ/kg khô.
Tuy nhiên, như đã thông tin, hiện nay có nhiều đại lý lợi dụng người tiêu dùng không có kiến thức chuyên sâu về dược liệu mà đã cung cấp sản phẩm kém chất lượng ra thị trường nhằm trục lợi.
Điều này khiến các dược liệu không còn tác dụng, hơn nữa có thể phản tác dụng và gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Vậy dây thìa canh bán tại Hà Nội và các tỉnh thành khác ở đâu chất lượng và đảm bảo nhất?
Tại trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm, dây thìa canh được chọn lọc kỹ lưỡng về giống, nuôi trồng trực tiếp tại vùng dược liệu sạch ở Bắc Giang, Hưng Yên. Điều này khiến dược liệu được đảm bảo về chất lượng, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, cam kết sinh trưởng tự nhiên.
Sau khi thu hoạch, dược liệu được bào chế trong quy trình khép kín, đóng gói túi 1kg và 0.5kg đạt chuẩn GACP – WHO. Giá bán dây thìa canh Vietfarm là 95.000 VNĐ/túi 500g, cạnh tranh và tương xứng với chất lượng.
Dây thìa canh là dược liệu quý có tác dụng tuyệt vời trong điều trị tiểu đường, ổn định đường huyết và chữa nhiều bệnh khác, vừa an toàn mà lại rẻ tiền. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất bạn nên lựa chọn đại lý dược liệu uy tín chất lượng để mua dược liệu, tránh những sự cố không may có thể xảy ra.