Thác K50 hay thác Hang Én nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K’Bang, phía bắc tỉnh Gia Lai. Nơi đây cách trung tâm TP Pleiku khoảng 150 km. Mùa đẹp nhất để khám phá thác là mùa khô từ tháng 3 đến 6 hàng năm. Lúc này trời có nắng đẹp, không mưa và dòng thác chảy êm hơn.
Thác K50 thuộc thượng nguồn sông Côn, chảy từ Gia Lai xuống Bình Định. Ngọn thác có tên gọi là Hang Én vì đằng sau dòng nước là hang mà nhiều én cỏ sinh sống. Còn tên gọi K50 có để chỉ độ cao hơn 50 m của thác.
“Ngọn thác cao như một tòa cao tốc, dòng nước đổ ầm ầm xuống phía dưới, hơi nước bay trong không khí. Đứng trước khung hùng vỹ này, chúng ta thấy hoàn toàn nhỏ bé, được về với thiên nhiên”
Cũng mấp mé thời gian này dù chưa rộ như tháng 2 đến tháng 4 dương lịch nhưng Mùa hoa cà phê nở trắng trời tô điểm cho thiên nhiên thêm phần tươi đẹp, mê hoặc những đàn ong đến hút mật và tỏa ngát hương thơm quyến rũ lữ khách phương xa tìm về với Tây Nguyên.
Khi nhắc đến Tây Nguyên, với những ai đã từng đến sẽ nghĩ ngay những con đường đất đỏ đầy nắng gió, những căn nhà rông đặc trưng cao vút, tiếng cồng chiêng rộn rã hay những cánh rừng cà phê trải dài bạt ngàn.
Nhưng hơn hết, vào thời điểm này, khi du lịch Tây Nguyên, bạn sẽ phải xốn xang bởi vẻ đẹp tinh khiết của hoa cà phê bung trắng khắp núi đồi, khiến cả đất trời Tây Nguyên trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết.
Mãi miết cảnh và vật tuyệt đẹp ở Tây Nguyên bất giác nhớ rằng mình lớn lên ở Miền Tây Nam Bộ rồi nghĩ đến cội mai già ở trước sân nhà bao năm qua mà chạnh lòng nhớ quê khôn xiết.
Cứ chộn rộn bồi hồi lắm, mỗi độ đến những ngày đưa ông Táo về trời cho đến rằm tháng Giêng, mai vàng khoe sắc vàng rực trên những con đường quê. Và tục chơi mai Tết này vẫn được duy trì đến nay.
Ẩn sâu trong mình nét hoang sơ và dữ dội là một sự dịu dàng đến mê mẩn lòng người. Ai nói Tây Nguyên chỉ có núi, có rừng và những con thác dữ tợn ngày đêm cuộn nước? Hồ Lắk êm đềm và bình yên lắm, như cuộc sống của buôn làng nơi đây trôi qua một cách chậm rãi và yên bình.
Dạo bước trong những vườn cà phê đang nở hoa trắng xóa sẽ thấy lòng mình như nở hoa. Mùa xuân ở Tây Nguyên cũng có mai vàng như Nam bộ nhưng có lẽ hoa cà phê mới là vẻ đẹp riêng của vùng đất đỏ bazan này.
Tạo hóa cũng khéo sắp đặt để cà phê nở hoa vào mùa xuân. Những chùm hoa xinh xinh như những quả ngù bông, cánh hoa tựa như hoa cúc, ken dày đặc trên cành trắng tinh.
Mỗi năm, hoa cà phê thường nở khoảng 2-3 đợt, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mỗi đợt kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Đến Gia Lai cuối tháng 3, du khách vẫn có cơ hội ngắm nhìn những bông hoa trắng muốt. Chỉ qua một đêm, những cánh rừng cà phê xanh chuyển hoa trắng dưới bầu trời trong xanh và cái nắng dịu nhẹ.
Hương hoa dịu nhẹ lan toả, quyến rũ ong bướm khắp nơi bay về hút mật. Đây cũng là lúc sâu bướm vàng mở kén. Khi chạy dọc các cung đường rời thành phố Pleiku về các huyện như Ia Grai, Ia Pa, Krông Pa…
Nhắc đến Tây nguyên không ai không thể quên được những bông mai vàng trong ngày tết xuân mới. “Mai vàng ngày Tết là một nét đẹp văn hóa thưởng thức ngày xuân của người miền Tây. Khi các cành mai hé nụ cũng có nghĩa là Tết đến cận kề”
Trước sân nhà tôi cũng có cây mai vàng, độ 15 âm lịch khi vừa tước lá xong là bồn chồn trong bụng ngắm nụ ngắm chồi tìm cách làm sao canh để cho hoa mai nở ngay vào những ngày từ trước giao thừa đến sau Tết. Bởi mai là loại cây chỉ nở hoa đều và đẹp khi tước bỏ hết lá già. Khi đó, mầm hoa bung lớp vỏ trấu kích thích nụ xanh. Hoa sẽ nở rộ khoảng 1 tuần sau khi bung lớp trấu. Vậy nên thời gian tuốt lá phù hợp nhất nằm trong khoảng thời gian từ ngày 10.12 âm lịch đến ngày 15.12 âm lịch.
Từ xưa, cây mai đã gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam, gắn bó với con người từ lúc tổ tiên khai đất lập làng để sinh sống. Cây ươm mầm, cắm rễ sâu trong đất, chẳng chịu khuất phục bởi gió bão, dù thời tiết có nghiệt ngã đến mấy vẫn bền bỉ theo năm tháng, vẫn tràn đầy sức sống nở hoa đầu xuân.
Nên cây mai được ông cha ta ngày xưa ví như là biểu tượng của cốt cách, luôn giữ vững trong tâm trí đạo lý ân nghĩa, như sức sống bền bỉ trải qua bao gió sương để rồi đơm hoa đúng vào đầu xuân mang đến sắc hương ngọt ngào.
Vậy đó, từ khi còn đi học, có đề bài văn học đã từng hỏi:
Chế Lan Viên từng viết:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên).
Suy nghĩ của em về vấn đề được rút ra từ câu thơ trên ? Với tôi hai câu: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi đất bổng hóa tâm hồn ! Câu trả lời chỉ trọn vẹn và ý nghĩa nhất khi một con người trải nghiệm được mảnh đất tình người hóa thành tâm hồn của họ một cách hiện thực tức là họ phải đến rồi ra đi thật sự… ….còn lại chỉ là sự tưởng tượng mà thôi.
Vũ Hoàng