10 bệnh răng miệng thường gặp

Tamtinh.vn xin chia sẻ Vấn đề về răng miệng là điều luôn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, chúng đều dễ dàng xử lý. Đánh răng mỗi ngày sau khi ăn,  thăm khám nha sĩ thường xuyên là những điều cần thiết để ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Sau đây là 10 bệnh răng miệng thường ghặp bạn nên biết.

01, Sâu răng

bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ
bệnh sâu răng

Những lỗ nhỏ màu đen trên răng báo hiệu rằng bạn có thể đang bị sâu răng. Sâu răng hình thành khi vi khuẩn và mảng bám trên bề mặt răng hoạt động phá hủy men ngà. Sâu răng thường gặp ở vùng gần đường viền nướu hoặc bờ của các miếng trám cũ.

Để ngăn ngừa sâu răng, bạn nên:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa fluoride.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa đường.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày.
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ.

02, Răng mẻ

Răng Bị Mẻ

Răng bị mẻ là trường hợp thường gặp nhất trong chấn thương nha khoa. Bạn dễ dàng có thể làm mẻ răng bởi những động tác đơn giản, ví dụ như: nhai bắp rang, nhai mía… Nha sĩ sẽ phục hồi lại hình dạng răng bằng: trám, bọc mão…

03, Răng nứt vỡ

Thỉnh thoảng, một vài răng bị nứt mà bạn không biết rõ lý do. Tùy thuộc vào tình trạng của răng, nha sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau. Trong phần lớn trường hợp, răng nứt sẽ được bọc mão để ngăn nứt vỡ lớn hơn.

Trường hợp răng bị nứt nhạy cảm với nhiệt độ thì phức tạp hơn. Khi đường nứt lan đến gần đường viền nướu, nha sĩ sẽ lấy tủy rồi bọc mão. Nếu đường nứt đi sâu hơn, có thể phải nhổ bỏ răng. Răng có miếng trám cũ có khả năng dễ bị nứt hơn răng bình thường.

04, Răng mọc ngầm

Răng mọc ngầm
Nho Rang Moc Ngam

Đôi khi, răng của bạn không thể mọc lên thẳng hàng. Nó có thể bị kẹt trong xương hàm, dưới nướu hoặc trong niêm mạc miệng. Đừng lo lắng, chúng hoàn toàn có thể giải quyết bằng cách nhổ tiểu phẫu.

05, Răng nhạy cảm

Phần lớn chúng ta đều thích vị ngon mát lạnh của kem.Tuy nhiên, nhiều người lại bị đau nhức khi ăn đồ lạnh. Lúc đó, chúng ta cần tìm nguyên nhân tại sao răng lại trở nên nhạy cảm. Nguyên nhân có thể do: sâu răng, mòn răng, răng nứt vỡ hoặc chân răng bị lộ.

Nha sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân, tùy thuộc vào tình trạng, bạn sẽ cần: trám răng, chữa tủy hoặc sử dụng kem đánh răng chống ê buốt.

06, Răng xô lệch

Xô răng do bị mất răng
Xô răng do bị mất răng

Khi răng xô lệch, chỉnh nha hay niềng răng là phương pháp được ưu tiên sử dụng. Chỉnh nha hay niềng răng không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà cả người lớn. Nếu bạn có vấn đề về răng miệng, rất có thể dẫn đến tình trạng này. Việc chỉnh thẳng lại răng không chỉ giúp bạn có nụ cười đẹp hơn mà còn tăng cường sức khỏe răng miệng.

07, Răng thưa

Có thể bạn nghĩ răng thưa không phải là vấn đề. Rất nhiều người nổi tiếng vẫn có răng thưa kẽ. Tuy nhiên, khe hở này sẽ tạo điều kiện cho việc tiến triển của viêm nướu, chảy máu nướu, làm răng lung lay… Để thay đổi tình trạng này, bác sĩ sẽ dùng mắc cài để chỉnh nha hoặc làm veneer sứ.

08, Vấn đề về nướu

Viem Nuou Rang
Viem Nuou Rang

Bạn có hay bị chảy máu nướu không? Nướu bạn có hay bị sưng và cảm giác như trồi ra khỏi bề mặt răng không? Nếu có thì bạn đang gặp vấn đề về nướu. Nguyên nhân có thể do mảng bám và vi khuẩn dưới nướu gây ra tình trạng viêm.

Không điều trị sẽ ảnh hưởng đến răng và thậm chí cả xương hàm. Răng sẽ ngày càng lung lay, khiến việc ăn và nhai trở nên khó khăn. Để tránh tình trạng viêm nướu, bạn phải vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Thêm vào đó, bạn phải thường xuyên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện các bất thường.

09, Răng khôn

Phần lớn chúng ta đều có răng khôn ngầm. Răng khôn ngầm biến chứng có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh, gây sâu răng, các bệnh nha chu, phá hủy răng kế cận. Răng khôn thường xuất hiện ở độ tuổi từ 17 đến 25. Vì vậy, nếu nha sĩ phát hiện có bất cứ vấn đề nào, bạn sẽ được khuyên nhổ bỏ răng khôn.

10, Hôi miệng

Hoi Mieng

Hôi miệng ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của người mắc. Theo các nghiên cứu, có đến 85% bệnh nhân mắc bệnh lý hôi miệng gây khó chịu. Bệnh sâu răng, ung thư miệng, khô miệng, vi khuẩn ở lưỡi… là các nguyên nhân gây ra hôi miệng. Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ mùi chỉ giúp bạn “che đậy” hơi thở khó chịu. Bạn cần đến khám nha sĩ để tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng và điều trị triệt để. Đây là 10 bệnh răng miệng thường ghặp – tamtinh.vn

Răng Non

Một số bệnh răng miệng thường ghặp ở trẻ nhỏ

Tác hại răng khôn mọc lệch 

Gửi phản hồi