Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn “kinh khủng” đối với nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vừa phải tìm cách vượt qua những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ vừa phải học cách chăm sóc cho bản thân và cục cưng trong bụng. Đây cũng là cách để cánh các ông chồng học để chăm sóc bà bầu của mình.
1/ Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Không để bác sĩ “leo cây”
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được kiểm tra đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Ngoài ra, thực hiện các buổi thăm khám đầy đủ cũng là cơ hội để mẹ biết thêm về tình trạng sức khỏe của mình để chăm sóc theo hướng tốt nhất.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bị ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không. 30% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu nhưng không phải tình trạng nào cũng nguy hiểm. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị hợp lý.
Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Có mẹ thậm chí không thể ăn được gì vì cơn ốm nghén. Không có cách nào trị dứt điểm cơn ốm nghén, nhưng với những cách sau đây, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu chúng mang lại:
Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh đồ ăn vặt ngay khi thức dậy và uống một ly nước ấm. Trước khi dậy bà bầu lên nghỉ 20 – 30 phút trước khi ngồi dậy.
Chia nhỏ các bữa ăn và luôn phòng thủ một ít đồ ăn vặt để khi thèm hoặc cảm thấy mệt.
Kết thân với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…
3/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bảo vệ giấc ngủ của mẹ
Sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với cảm giác lo lắng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, ốm nghén cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu trong giai đoạn này. Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, loại bỏ bớt các thức ăn nhiều dầu mỡ. Lên uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ.
Tư thế ngủ khi mang thai cũng có một phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại ở giữa sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nằm nghiêng bên trái khi mang thai cũng là tư thế tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Không nên tự ý mua thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cục cưng của bạn.
4/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Nâng niu làn da
4.1. Với đợt “ra quân” đầu tiên của những hormone trong thai kỳ, da mặt bạn có thể sẽ bị “xâm chiếm” bởi những đốm mụn xấu xí. Trong trường hợp này, mẹ không nên dùng tay nặn hay sờ lên mặt vì những vi khuẩn trên tay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên sử dụng sửa rữa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C…
4.2. Đây cũng là thời điểm bạn nên quan tâm đến vấn đề rạn da khi mang thai. 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, và khi những vết rạn da xuất hiện, bạn khó có thể làm gì để “đuổi” chúng đi một cách hiệu quả. Suckhoevaxahoi.vn mách bạn cách masage mặt giúp cho nàn da mặt tránh mụn.
5 Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng
Không chỉ 3 tháng đầu tiên mà trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai sẽ vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhưng tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến cục cưng của mẹ bầu.
Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Đi bộ sẽ không làm bạn quá mệt mỏi và có thể thích hợp với hầu hết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hợp lý.
6. Chăm sóc bà bầu bằng cách đảm bảo dinh dưỡng
phụ nữ mang thai cần ăn uống cân đối, đủ chất dinh dưỡng, khoảng 15 thực phẩm mỗi ngày để giúp chế độ dinh dưỡng đa dạng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch. Chú ý ăn đầy đủ các nhóm chất như: tinh bột (gạo, ngô, khoai, sắn…); chất đạm có trong (thịt, cá, trứng, sữa, các loại hải sản, đậu, đỗ); ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi; uống đầy đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày giúp cho các chức năng chuyển hóa, miễn dịch của cơ thể mẹ; ngủ sớm trước 10h tối, cố gắng duy trì giấc ngủ sâu khoảng 7 – 8 tiếng. Ngoài việc uống thêm thuốc bổ như Canxi, viên Sắt cho phụ nữ mang thai, thì phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm các loại vitamin C, vitamin D, Kẽm, các loại vitamin B để hỗ trợ phát triển hệ xương thai nhi, tăng cường hệ miễn dịch.