Cơ chế đông máu giúp cầm máu vết thương, nhưng khi cục máu đông xuất hiện bất thường sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Bạn cần nắm số ít thông tin cơ bản về khái niệm “đông máu” để có đảm bảo an toàn sức khỏe.
1. Đông Máu Là Gì?
Đông máu xuất hiện do nội mạc mạch máu bị tổn hại khi cơ thể bị thương, từ đó hình thành cục đông máu – gồm các thành phần quan trọng là tiểu cầu, sợi huyết và các yếu tố đông máu. Cục máu đông có nhiệm vụ che phủ vết thương, với tiểu cầu tạo ra “nút chặn” giúp cầm máu ban đầu, hạn chế tình trạng mất máu. Đồng thời, đông máu thứ phát cũng diễn ra một chuỗi phản ứng để hình thành sợi huyết củng cố nút chặn tiểu cầu.
Đông máu nguy hiểm như thế nào?
Đông máu là một cơ chế tự nhiên và cần thiết của cơ thể. Thế nhưng, khi cục máu đông xuất hiện không đúng lúc, đúng nơi sẽ gây ra nguy hiểm, đặc biệt ở sâu nơi tĩnh mạch sâu. Khi cục máu đông hình thành sâu trong cơ thể, còn được gọi là huyết khối sẽ khiến dòng máu gặp rào cản khi lưu thông, gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ tuần hoàn. Tùy vị trí của cục máu đông sẽ gây ra những hậu quả và biến chứng khác nhau.
Nguy hiểm hơn nếu khối huyết này rời khỏi vị trí ban đầu, bắt đầu di chuyển đến phổi gây tắc nghẽn mạch máu ở phổi, ngăn chặn quá trình phổi cung cấp khí oxy để nuôi cơ thể và quá trình bơm máu nuôi phổi. Tình trạng này dẫn đến toàn bộ hoạt động sống của cơ thể bị ảnh hưởng, thậm chí rơi vào tình trạng nguy cấp nếu không được điều trị kịp thời.
2. Dấu Hiệu Bị Đông Máu Là Gì?
Sưng một bên chi
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đông máu (tắc nghẽn mạch máu) là tình trạng một bên cánh tay hoặc một bên chân bị sưng phù bất thường. Khi cục máu đông hình thành, quá trình lưu thông máu ở chân hoặc tay sẽ bị tắc nghẽn. Phần chi thiếu máu nuôi trong thời gian dài có thể bị hoại tử. Các dấu hiệu tắc động mạch nguy hiểm cần nhập viện ngay bao gồm: đau, tím tái, không bắt được mạch, tê hoặc mất cảm giác, yếu liệt chi.
Ngoài ra, rất khó phân biệt giữa căng cơ và đông máu vì đôi khi, cục máu đông đã hình thành nhưng vẫn chưa dẫn đến sưng chi. Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút không thể cử động, kèm theo vùng da xung quanh có dấu hiệu sẫm màu và sờ vào thấy ấm hơn so các vùng da khác, bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Đau ngực
Khi cục máu đông rời khỏi vị trí ban đầu, di chuyển đến phổi làm tắc nghẽn phổi sẽ gây ra những cơn đau ngực. Ngoài ra, đau ngực cũng có thể do cục máu đông gây ra.
Khó thở, tim đập nhanh
Nếu trong phổi có sự xuất hiện của cục máu đông, quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn và dòng oxy cung cấp cho cơ thể cũng bị chậm lại.
Khi lượng oxy giảm xuống ở mức thấp, tim phải đập nhanh hơn bình thường để bù cho lượng oxy đang thiếu hụt. Kết quả của quá trình này là người bệnh cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, đôi khi có cảm giác đánh trống lồng ngực.
Ho không rõ nguyên nhân
Khi cục máu đông xuất hiện trong phổi sẽ gây ra viêm và tích dịch màng phổi. Ban đầu, người bệnh thỉnh thoảng bị ho khan, về sau cơn ho sẽ kéo dài liên tục, ho ra máu, kèm theo đó là cơn đau tim và khó thở.
Đau đầu dữ dội
Khi dòng máu truyền đến nuôi não bị tắc nghẽn do cục máu đông, người bệnh sẽ có những biểu hiện của đột quỵ hay tai biến mạch máu não như yếu liệt tay chân, nói đớ, méo miệng, nuốt sặc, nhìn mờ,…
Nếu không được điều trị kịp thời những cơn đột quỵ và nhồi máu não, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên.
Phòng ngừa và cải thiện đông máu
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo An Não sự lựa chọn phù hợp cho những người có nguy cơ, nguy cơ cao bệnh đông máu