Lễ Nôen: Không phải là ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus

Tamtinh.vn- Cứ mỗi khi đến mùa Giáng Sinh ngày 25/12 thì cả nhân loại, kể cả phương Đông lẫn phương tây đều náo nức tưng bừng. Lễ hội lớn nhất này được người ta xem như là ngày ra đời của Đức Chúa Jêsus- Đấng đã đến thế gian để ban cho loài người hy vọng và phước lành đời đời. Tuy nhiên, trong đó có ẩn dấu sự lừa dối gian xảo của ma quỷ Satan. Bề Ngoài thì ma quỷ Satan khiến cho loài người tưởng rằng mình đang tôn thờ Đấng Christ thông qua lễ Nôen này, nhưng thật ra là ma quỷ xui khiến loài người thờ lạy thần mặt trời để họ phản nghịch và phản bội Thiên Chúa.

Lễ Nôen là ngày lễ của thần mặt trời ( Baanh ). Ma quỷ Sa tan đánh lừa cả thiên hạ, khiến cho người ta hiểu lầm Lễ Nôen là ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus để chính nó được thiên hạ tôn thờ. Lấy danh nghĩa là ngày giáng sinh của Đấng Christ, mà cố chấp biện minh rằng phải kỷ niệm ngày đó.

Hoang De La Ma Constantine
Hoàng đế Constantine năm 379 ban bố công lệnh truyền đến Êdíptô và Palestine: Lễ Nôen là ngày lễ của thần mặt trời ( Baanh ).

Nhưng thật ra, ngày 25 tháng 12 là ngày sinh nhật của Nimrốt- thần mặt trời, là điển hình đầu tiên của kẻ địch Đấng Christ, khởi nguồn của ngày này là lễ Saturnalia.

Vô hình chung cả nhân loại rơi vào tăm tối do ma quỷ Satan dùng những thủ đoạn hết sức gian xảo, tinh vi nhằm hủy phá linh hồn chúng ta, xô đẩy chúng ta ra khỏi đường lối và điều răn mà Thiên Chúa ban cho nhân loại.

Hang Da Noel
Loài người dứt giao ước, phá bỏ điều răn của Thiên Chúa.

Việc kỷ niệm lễ giáng sinh vào ngày 25 tháng 12 đã xuất hiện trong ghi chép của năm 354, là đời Liberius- tổng giám mục La Mã. Ngày này được kỷ niệm tại thành Constantinople vào năm 379 và được truyền đến Êdíptô và Palestine. Nếu nói riêng về khởi nguyên của lễ Nôen thì phong tục ấy bắt nguồn  từ La Mã vào cuối tháng 12 đã có ba lễ lớn liên tiếp được tổ chức.

Lễ đầu tiên là Saturnalia được tổ chức từ ngày 12 đến 24. Khi thần Saturn cai trị tạm thời thì đất nước đã tận hưởng thời đại hoàng kim, mà người dâng tế lễ để kỷ niệm sự ấy. Trong những ngày lễ này, mọi người đều uống rượu và say sưa buông tuồng, không phân biệt kẻ giàu, người nghèo, không kể người chủ, kẻ tôi tớ.

Bua Toi Lang Man Ngay Noel Ruỏu
Nôen mọi người đều uống rượu

Lễ thứ hai là lễ Sigillaria được tổ chức vào cuối tháng 12. Trong lễ này, người La Mã cổ đại tặng búp bê cho trẻ em để vui chơi.

Cuối cùng là lễ Brumalia, là lễ đông chí kỷ niệm sự mọc lên của mặt trời.

Le Noel Hn
Nghi thức đón Nôen tại các nhà thờ phương Đông.

Các Cơ Đốc nhân không thể dự những lễ như vậy, đã kiếm cuộc tụ họp chúc mừng với ý nghĩa khác biệt và nghĩ rằng sự Đấng Christ giáng sinh sau khi mặt trời này mọc lên là hợp lý, nên từ lúc đó, phong tục chúc mừng ngày ấy làm lễ Nôen  đã được bắt đầu. Đây chính là khởi nguyên của sự chúc mừng giáng sinh của Đấng Cứu Chúa.

Xét từ những chứng cớ lịch sử, chúng ta biết được rằng lễ Nôen và khởi nguyên của nó không có liên quan đến sự giáng sinh của Đức Chúa Jêsus gì cả. Chúng ta phải nhớ rằng lễ Nôen là một lễ sùng bái thần mặt trời theo phong tục ngoại đạo mà bắt nguồn từ những lễ tôn thờ thần mặt trời của nước La  Mã và sau này bị Cơ Đốc hóa.

                                                                                                                                      Nguồn sách

Gửi phản hồi