Mù ban ngày là bệnh gì?

Mù ban ngày khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, lao động và học tập. Nguyên nhân hình thành bệnh là gì và làm sao để điều trị bệnh mù ban ngày hiệu quả nhất?

1.Bệnh mù ban ngày là gì?
Mù ban ngày là bệnh lý trái ngược với bệnh quáng gà, khi mắc căn bệnh này, người bệnh hoàn toàn không thể nhìn thấy rõ ràng vào ban ngày, tầm nhìn của họ trở nên tồi tệ hơn và đa số bệnh nhân không thích tiếp xúc với ánh sáng mặc dù không hề đau mắt hay khó chịu khi tiếp xúc.

Khi đến ban đêm hoặc mờ tối, tầm nhìn của người bệnh sẽ trở lại bình thường và đa phần người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi trời tối.

Mỗi bệnh nhân mù ban ngày sẽ có những dấu hiệu khác nhau như tầm nhìn yếu trong sáng, khi lái xe thường không nhìn rõ ràng và thích ứng chậm khi ánh sáng thay đổi cường độ. Mù ban ngày chỉ được chẩn đoán chính xác khi thăm khám tại các bệnh viện. Ngoài việc khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm trong đó có xét nghiệm máu với mục đích đo lường nồng độ vitamin và đường trong máu của người bệnh.

2.Nguyên nhân dẫn đến bị mù ban ngày
Sau đây là những nguyên nhân gây ra bệnh mù ban ngày:

Người bệnh mắc một số bệnh lý như tật không mống mắt, bệnh bạch tạng, đục thủy tinh thể, một vài bệnh lý gây ảnh hưởng đến tế bào nón ở võng mạc
Bệnh mù ban ngày hình thành do một vài tình trạng của mắt như loạn dưỡng thể tế bào nón,mù màu
Thuốc chống động kinh cũng được cho rằng là nguyên nhân gây ra bệnh mù ban ngày.
Một vài nguyên nhân khác như hội chứng cohen

3.Ai có nguy cơ mắc bệnh mù ban ngày?
Trên thực tế tất cả mọi người ở mọi độ tuổi đều có thể bị mù ban ngày, tuy nhiên người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn vì nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể. Ngoài ra những người thuộc nhóm sau có nguy cơ cao mắc căn bệnh này:

Nhóm người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt bổ sung thiếu vitamin A trong thời gian dài. Từ lâu vitamin A được biết đến đóng vai trò quan trọng vào việc chuyển đổi các xung thần kinh vào hình ảnh võng mạc
Nhóm người mắc bệnh suy tụy khó hấp thụ chất béo trong khi vitamin A tan trong chất béo, điều này đã vô hình khiến người bệnh dễ mắc bệnh mù ban ngày.
Nhóm người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh mù ban ngày.

4.Điều trị mù ban ngày như thế nào?
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân và nguyên nhân gây ra mù ban ngày, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị mù ban ngày khác nhau như sau:

Mù ban ngày do đục thủy tinh thể gây ra sẽ được cải thiện đáng kể nếu người bệnh tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể bị đục bằng thủy tinh thể nhân tạo. Hiện nay thay thủy tinh thể trở nên đơn giản hơn với phương pháp phaco, đây là phương pháp hiện đại, an toàn, hiệu quả cao, không gây chảy máu hay đau đớn.

Mù ban ngày do thiếu vitamin A: Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bổ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh việc bổ sung vitamin A qua đường uống, người bệnh có thể bổ sung qua việc sử dụng những loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt, rau bina, xoài, gan bò…

Mù ban ngày do khiếm khuyết di truyền: Nếu nguyên nhân gây mù ban ngày do di truyền thì không có phương pháp nào để điều trị dứt điểm, người bệnh phải sống chung với căn bệnh này trong suốt cuộc đời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Gửi phản hồi