Cục máu đông có những triệu chứng gì?

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, là một hiện tượng y tế mà máu trong mạch máu tụ lại thành khối, thay vì duy trì ở trạng thái lỏng bình thường. Đây là một quá trình tự nhiên của cơ thể để ngăn ngừa mất máu khi có tổn thương ở mạch máu. Tuy nhiên, khi cục máu đông hình thành một cách bất thường hoặc ở những vị trí không cần thiết, nó có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Cục Máu đông

  • Tổn thương mạch máu: Do chấn thương, phẫu thuật, hoặc các bệnh lý về mạch máu.
  • Tình trạng y tế: Các bệnh lý như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, hoặc bệnh lý đông máu di truyền.
  • Lối sống: Ngồi lâu, ít vận động, thừa cân, hút thuốc lá, và chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Mạch sưng phồng:Cục máu đông làm chậm hoặc ngừng lưu thông máu, nó có thể tích tụ trong mạch và khiến mạch sưng lên. Nếu nó xảy ra ở cẳng chân hoặc bắp chân của bạn, thì đó thường là dấu hiệu của DVT. Nhưng bạn cũng có thể có cục máu đông ở tay hoặc bụng. Ngay cả sau khi nó biến mất, cứ ba người thì có một người vẫn bị sưng tấy, đôi khi đau và lở loét do mạch máu bị tổn thương.
  • Thay đổi màu da:Nếu cục máu đông làm tắc tĩnh mạch ở tay hoặc chân, khiến da hơi xanh hoặc hơi đỏ. Da cũng có thể bị đổi màu do tổn thương mạch máu sau đó. PE trong phổi có thể làm cho da của người bệnh nhợt nhạt, hơi xanh và ẩm ướt.
  • Xuất hiện tình trạng đau:Như đau ngực đột ngột, dữ dội có thể là cục máu đông đã vỡ ra và gây ra PE. Hoặc đó có thể là dấu hiệu cho thấy cục máu đông trong động mạch khiến bạn bị đau tim. Nếu hiện tượng này xảy ra khiến người trong cuộc cảm thấy đau ở cánh tay, đặc biệt là ở bên trái. Cục máu đông thường gây đau ở vị trí của nó, chẳng hạn như ở cẳng chân, dạ dày hoặc dưới cổ họng của bạn.
  • Khó thở:Đây là một triệu chứng nghiêm trọng và là dấu hiệu cho thấy cục máu đông xuất hiện trong phổi hoặc tim. Tim người bệnh có thể đập nhanh, hoặc bạn có thể cảm thấy đổ mồ hôi hoặc ngất xỉu.
  • Xuất hiện các vị trí đau ở phổi:Cục máu đông có thể làm tăng các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó. PE có thể khiến mạch đập nhanh, đau ngực, ho ra máu và khó thở.
  • Đau tim:Điều này có thể cảm thấy tương tự như một cục máu đông trong phổi. Nhưng nếu đó là một cơn đau tim,người trong cuộc có thể cảm thấy buồn nôn và choáng váng cùng với cơn đau ngực. Dù bằng cách nào, hãy gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Não thiếu oxy:Áp lực tăng lên khi máu không thể lưu thông bình thường. Sự tắc nghẽn nghiêm trọng đôi khi có thể dẫn đến đột quỵ. Không có oxy từ máu, các tế bào não của bạn bắt đầu chết trong vài phút. Cục máu đông trong não có thể gây đau đầu, lú lẫn, co giật, khó nói và suy nhược, đôi khi chỉ ở một bên cơ thể.
  • Sự cố bất  thường ở bụng:Thông thường, không có triệu chứng nào cả. Các tĩnh mạch bị chặn trong dạ dày hoặc thực quản, một ống nối nó với cổ họng, có thể làm rách và rò rỉ máu. Điều này có thể làm tăng tổn thương nội tạng. Người bệnh có thể đi ngoài hoặc nôn ra máu, phân có màu đen và có mùi hôi bất thường.
  • Bệnh ở thận:Còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch thận, những cục máu đông này thường phát triển chậm và chủ yếu ở người lớn. Người bệnh có thể không gặp triệu chứng trừ khi một mảnh vỡ ra và nằm trong phổi. Hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ em, nó có thể xảy ra nhanh và gây buồn nôn, sốt và nôn. Đôi khi còn xuất hiện máu trong nước tiểu và đi tiểu ít hơn.

Làm gì khi phát hiện bị cục máu đông ?

Gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt. Cục máu đông có thể gây chết người nếu không được kiểm tra và can thiệp kịp thời. Bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc làm tan cục máu đông hoặc phẫu thuật luồn ống mỏng vào vị trí cục máu đông để làm tan cục máu đông.

Về phòng ngừa, mọi người có thể hành động để giảm cục máu đông. Đầu tiên là duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống khoa học, đủ chất, năng tập thể dục. Không nên ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, đặc biệt là sau một chuyến đi dài hoặc phẫu thuật. Nếu là người thích làm việc trên bàn giấy, hãy đứng dậy và di chuyển ít nhất vài giờ một lần. Co duỗi chân, bàn chân và ngón chân trên ghế. Kiểm tra xem vớ (tất) có quá chật hoặc quần áo bó sát, nên nới lỏng để giúp máu lưu thông máu tốt hơn. Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc chống đông máu, nhưng khi cần tới thuốc, nhất thiết phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phòng ngừa và cải thiện đông máu

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo An Não sự lựa chọn phù hợp cho những người có nguy cơ, nguy cơ cao bệnh đông máu

Chi tiết xem tại https://baoansinh.vn/

Bảo An Não
Bảo An Não

Gửi phản hồi