Phóng viên: Nhiều năm trong công tác tư vấn chống hàng giả, hàng nhái, chống gian lận thương mại. “Tem chống hàng giả cũng bị làm giả” với tư cách là cơ quan tư vấn, bà có ý kiến gì?

Bà Dương Thị Kim Yến cho biết :  Chủ tịch Hội đồng quản lý Trung tâm đã nói: ” Từ năm 2019, quy trình xử lý chống hàng giả “Tem chống hàng giả cũng bị làm giả….” Vaccine đặc trị cho doanh nghiệp, người tiêu dùng được Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP) nghiên cứu giúp doanh nghiệp người tiêu dùng và cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vấn đề đó.

Quy trình áp dụng để theo dõi định danh từng sản phẩm của doanh nghiệp bằng công nghệ, dữ liệu độc lập kết nối với nhà phân phối, người tiêu dùng dưới sự giám sát và hỗ trợ của PCCP khi phát hiện hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng để xử lý nhanh gọn và chính xác.

Phóng viên: Chuỗi sản xuất, phân phối đến tiêu dùng dưới sự giám sát về mã QR code của PCCP kết nối thông tin điện tử có những thế mạnh gì?

Bà Dương Thị Kim Yến: Để tự bảo vệ doanh nghiệp mình và người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp sản xuất phải dùng tem chống hàng giả, mà phổ biến nhất là tem vật lý như tem vỡ, tem hologram, tem phát quang, tem nước, tem nhiệt… có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dưới ánh sáng tia cực tím.

Những vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho thị trường, ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng làm giảm uy tín của sản phẩm thật và làm đau đầu các cơ quan quản lý nhà nước.

Người tiêu dùng chịu thiệt thòi, doanh nghiệp đang nỗ lực xây dựng thương hiệu – cũng chỉ ngậm ngùi vì tình trạng giả mạo ngày càng tinh vi, ngay cả tem chống hàng giả cũng… bị làm giả hoặc bị phục chế dán lại vào những sản phẩm khác khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.

Trên thế giới, các nhà sản xuất đã áp dụng phổ biến các phương thức chống hàng giả như tem điện tử nhưng ở Việt Nam cách đây 5 – 7 năm, công nghệ này vẫn chưa phổ biến vì hiệu quả đạt không cao.

Nhận thấy một số hạn chế trong việc sử dụng QR code ở Việt Nam, chẳng hạn việc quét mã và chuyển tín hiệu đến trang web chứa thông tin sản phẩm chỉ giúp tra cứu được nội dung nhà cung cấp đưa ra mà không biết chắc được sản phẩm từ nhà cung cấp đó có chính hãng hay không, có được cơ quan Nhà nước nào thẩm định hồ sơ hay không.

Để khắc phục hạn chế trên, PCCP đã nghiên cứu thành công “Quy trình đăng ký xác thực chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu”, doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ được đăng ký tham gia hỗ trợ tư vấn tại số điện thoại: Hotline 02466859191- dangky.pccp.vn sẽ được cán bộ PCCP hướng dẫn chi tiết.

Quy trình này đảm bảo cho người tiêu dùng cũng như các cơ quan quản lý xác thực được thông tin mà nhà sản xuất và nhà phân phối đưa ra, chống lại sự làm giả từ các nguồn không chính thống. Quy trình này đã được thông qua qua Quyết định số 16/QĐ-PCCP ngày 05/01/2022

Thông qua cổng thông tin điện tử PCCP.VN đã cung cấp cho doanh nghiệp quy trình áp dụng để theo dõi định danh từng sản phẩm của doanh nghiêp bị làm giả bằng công nghệ, dữ liệu độc lập kết nối với nhà phân phối, người tiêu dùng dưới sự giám sát của PCCP khi phát hiện hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng để xử lý nhanh gọn và chính xác.

Hơn thế nữa, trong công cuộc chuyển đổi số của Chính phủ, dưới sự hỗ trợ của PCCP, doanh nghiệp được số hóa hồ sơ, tài liệu trên cổng thông tin PCCP sẽ góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp, tạo điều kiện tra cứu cho các cơ quan quản lý cũng như sự yên tâm của người tiêu dùng.

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp chân chính yên tâm đầu tư sản phẩm có chất lượng cao giảm việc xâm hại sở hữu trí tuệ và cũng khẳng định Việt Nam có hệ thống pháp luật đủ để răn đe những đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật  giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực quản lý sản xuất trong thời đại công nghệ số.

Phóng viên: Tiêu chuẩn chung cho cộng đồng doanh nghiệp khi được tham gia đăng ký?

Bà Dương Thị Kim Yến: Là tổ chức công lập duy nhất trong công tác tư vấn chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam. PCCP đã trải qua quá trình vô cùng vất vả để tìm hiểu, điều tra độc lập và thuyết phục thị trường, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Kể từ khi được phép hoạt động thay vì thương mại trực tiếp để sản xuất bán con tem xác thực cho các doanh nghiệp, PCCP đã tiếp cận với các cơ quan chức năng, quản lý, từ Chính phủ đến các Địa phương trong cả nước đưa quy trình xử lý nạn chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu do PCCP thực hiện thành một tiêu chuẩn chung cho các địa phương hoặc của ngành.

Quy trình chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu được xây dựng thành tiêu chí chung, nếu như thành quy định cơ sở thì tới 97% doanh nghiệp cả nước sẽ được sử dụng, tương tự nếu các Bộ áp dụng thì rất nhiều doanh nghiệp sẽ được UBND hay Sở, ban, ngành hướng dẫn đăng ký hiệu quả trong công tác này là rất cao.

Theo một nghĩa nào đó, PCCP đã kết hợp chức năng của mình đối với khu vực đầu tư công hiệu quả.

Những năm qua PCCP đã “tự lực cánh sinh” thuyết phục nhiều tổ chức liên quan tham gia vào hệ thống – ban đầu là các doanh nghiệp, tỉnh hội, hiệp hội, UBND địa phương, rồi sau đó đến các bộ, các ngành. Việc này được Thủ tướng ủng hộ và chỉ đạo đến các bộ, các ngành bằng công văn số 1631/PC- VPCP ngày 23/8/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Phieu Chuyen Vpcp Pccp
Công văn số 1631/PC-VPCP ngày 23/8/2021 của Văn phòng Chính phủ

Sự tham gia của nhà nước với tư cách là bên thứ ba giám sát, hỗ trợ trực tiếp góp phần giúp người tiêu dùng, nhà phân phối, nhà sản xuất (thị trường) và cơ quan chức năng có cơ sở, an tâm hơn trong công tác chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu giảm rủi ro gây tổn thương trước những sản phẩm không đạt chất lượng.

Đối Ngoại Truyền Thông